Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Quang - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

KẾ HOẠCH Hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Đông Quang

Đăng lúc: 00:00:00 17/06/2019 (GMT+7)
100%
Print

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ ĐÔNG QUANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:      /KH-UBND

Đông Quang, ngày     tháng  6  năm 2019

 

KẾ HOẠCH

Hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn

Châu Phi trên địa bàn xã Đông Quang

 


Căn cứ Kế hoạch số 245/KH-UBND ngày 25/02/2019 của Chủ tịch UBND huyện về việc hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn huyện Đông Sơn;

Công Văn số 551/SNNPTNT-TY ngày 21/02/2019 về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách chống chế Dịch tả lợn Châu phi  trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ công văn số 969/UBND-NN, ngày 06/6/2019 của UBND huyện về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phí trên địa bàn huyện

Căn cứ tình hình và yêu cầu công tác phòng, chống dịch trên địa bàn xã. Để chủ động triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã; UBND xã xây dựng kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã, với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu chung

Chủ động ngăn chặn, giám sát phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Đông Quang, nhằm bảo vệ, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi lợn phát triển, bảo vệ sức khỏe người dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội của xã.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn xã Đông Quang, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc phương tiện đi lại và phương tiện vận chuyển đến từ các vùng đã, đang có dịch bệnh và có nguy cơ lớn xảy ra dịch.

- Chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã để xử lý triệt để, không để lây lan ra diện rộng. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường do bệnh này gây ra.

II. GIẢI PHÁP CHUNG

Kế hoạch hành động bao gồm các biện pháp cụ thể làm cơ sở cho các thôn, triển khai thực hiện. Các biện pháp cụ thể được xây dựng dựa trên 2 tình huống sau:

Tình huống 1: Phòng ngừa khi bệnh Dịch tả lợn Châu Phi chưa xâm nhiễm vào địa bàn xã.

Tình huống 2: Xử lý bệnh Dịch tả lợn Châu Phi khi phát hiện trên địa bàn xã.

2.1. Giải pháp tổ chức thực hiện

2.1.1. Khi chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung ngăn chặn dịch bênh theo chỉ đạo của Công điện số 15/CĐ-UBND ngày 06/9/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh; Công Điện số 11/CĐ-UBND ngày 10/9/2018 của Chủ tịch UBND huyện về việc Chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu phi vào địa bàn huyện; quy định của Luật thú y và văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện " Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã Đông Quang" tổ chức hướng dẫn, thực hiện Kế hoạch hành động xuống các thôn trên địa bàn.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp xã theo Quyết định số 16/2016/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch; đồng thời chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp xã trên địa bàn xã để chỉ đạo, điều hành.

- Thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc các các thôn đặc biệt tại các các hộ gia đình, trang trại, gia trại, tổng đàn lợn với số lượng lớn và có phương tiện vận chuyển đến từ các vùng có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Yêu cầu các hộ chăn nuôi cam kết không sử dụng thức ăn dư thừa của người, nước rác, nguồn nước bẩn cho lợn, thức ăn cho lợn phải được nấu chín, nấu kỹ, sử dụng nước sạch. Đối với các hộ nuôi lợn nái phải cho ăn thức ăn ngon, được nấu chín, nấu kỹ và bổ sung thêm Vitamin, thuốc bổ… để tăng sức đề kháng cho đàn lợn.

2.1.2. Khi phát hiện ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Ban Chỉ đạo xã thực hiện giao ban hàng tuần, đột xuất để cập nhật diễn biến dịch bệnh và chỉ đạo tổ chức thực hiện.

- Các thành viên Ban Chỉ đạo xã trực tiếp đến ngay các địa điểm có dịch bệnh, có nguy cơ bị dịch bệnh uy hiếp để kiểm tra, đôn đốc và tổ chức các biện pháp chống dịch.

- Trên cơ sở bản Kế hoạch của xã này các thôn xây dựng Kế hoạch của đơn vị thôn  với các hoạt động cụ thể, tương ứng với các tình huống nêu trên; Huy động toàn hệ thống chính trị cấp xã, thôn cùng tham gia phòng, chống dịch bệnh.

2.2. Giải pháp kỹ thuật

2.2.1. Khi chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

2.2.1.1. Giải pháp về kiểm soát vận chuyển

- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc từ các địa phương khác vào xã.

- Tổ chức kiểm soát, giám sát các phương tiện giao thông đường bộ từ vùng, huyện đã và đang có dịch bệnh mang thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín đến xã Đông Quang; bao gồm cả việc thực hiện xử lý thức ăn thừa có nguồn gốc chế biến từ thịt lợn từ vùng, huyện có dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Trường hợp nghi lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào thôn cần báo cáo BCĐ và cán bộ chuyên môn để thực hiện truy xuất nguồn gốc theo Luật an toàn thực phẩm và Thông tư số 74/2011/TT-BNN ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn.

2.2.1.2. Giải pháp về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh

- Tăng cường năng lực giám sát, điều tra ổ dịch và ứng phó với dịch bệnh.

- Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì phối hợp với Chi cục Thú y lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh;

- Phối hợp với Chi cục Thú y lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ, tại các hộ, cơ sở chăn nuôi lợn hoặc trong quá trình vận chuyển; các sản phẩm thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích, lạp sườn, …. Trường hợp phát hiện mẫu dương tính thì phải tổ chức xử lý

- Hàng tháng, tổ chức giám sát ở các vùng có nguy cơ cao, mật độ chăn nuôi cao,....

2.2.1.3. Giải pháp về thông tin tuyên truyền

Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất cả các thôn, người chăn nuôi và toàn dân về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ sự nguy hiểm của bệnh, đường lây lan bệnh và các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, nhưng tránh hiểu lầm và gây hoang mang trong xã hội.

2.2.2. Khi phát hiện ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

2.2.2.1. Giải pháp tiêu hủy lợn, sản phẩm lợn bị bệnh, nghi bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Không điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Trường hợp 01 ổ dịch là hộ chăn nuôi, gia trại, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ không có dãy chuồng riêng biệt hoặc chợ, điểm buôn bán lợn, sản phẩm lợn, cơ sở giết mổ lợn: Đối với các đơn vị lần đầu tiên phát hiện lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Việc tiêu hủy cũng được áp dụng đối với các đàn lợn liền kề với đàn lợn dương tính nhưng chưa được lấy mẫu xét nghiệm.

- Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, trong vòng 48 giờ việc tiêu hủy được áp dụng với đàn lợn bị bệnh có triệu chứng lâm sàng của Dịch tả lợn Châu Phi mà không nhất thiết phải chờ có kết quả xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng.

- Đối với chăn nuôi trang trại số lượng lớn có nhiều dãy chuồng riêng biệt thì tiêu hủy toàn bộ lợn trong chuồng, dẫy chuồng có lợn bệnh; các dãy chuồng còn lại áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và lấy mẫu giám sát định kỳ. Nếu phát hiện dương tính hoặc xét thấy có nguy cơ lây nhiễm cao thì tiêu hủy toàn trang trại.

- Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn, sản phẩm của lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 08/5/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chi tiết mức hỗ trợ theo quy định.

2.2.2.2. Giải pháp khoanh vùng ổ dịch

- Vùng dịch ở thôn, hộ gia đình nơi có ổ dịch: Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

- Vùng bị dịch uy hiếp: Trong phạm vi 03 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

- Vùng đệm: Trong phạm vi 10 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch; đồng thời thực hiện việc theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

2.2.2.3. Giải pháp dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn

- Nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp.

- Không vận chuyển lợn con, lợn giống ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp để nuôi tái đàn khi chưa có hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

- Đối với lợn trưởng thành hoặc trong trường hợp chủ cơ sở nuôi lợn có nhu cầu giết mổ lợn thì được phép giết mổ lợn dưới sự giám sát của cán bộ thú y với điều kiện kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

2.2.2.4. Giải pháp về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh

- Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì báo cơ quan thú y địa phương lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh; cần tập trung đối với đàn lợn tại vùng bị dịch uy hiếp hoặc vùng giám sát.

- Phối hợp với Chi cục Thú y tổ chức lấy mẫu đối với lợn nghi mắc bệnh, lợn chết không rõ nguyên nhân trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp hoặc vùng giám sát và gửi đến phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y để xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

2.2.2.6. Giải pháp về thông tin tuyên truyền

- Hằng ngày cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trên các kênh truyền thông.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất cả các thôn, người chăn nuôi và toàn dân về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, nội dung tuyên truyền cần nêu rõ các biện pháp khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây lan ra diện rộng.

III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ

3.1. Khi chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; xây dựng phương án đóng cửa chợ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn và có các biện pháp xử lý khi phát hiện có vi rút Dịch tả lợn Châu Phi. Rà soát các chợ, điểm trung chuyển, tập kết lợn sống trên địa bàn, các cơ sở giết mổ lợn tập trung, đặc biệt các địa bàn có buôn bán lợn sống không rõ nguồn gốc để giám sát.

- Tổ chức triển khai vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất;

- Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi (hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở sản xuất giống;…);

- Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra.

- Rà soát, dự phòng sẵn các phương án tiêu hủy, nơi chôn, đốt lợn, sản phẩm lợn nếu phát hiện dương tính hoặc nghi nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đặc biệt trong các trường hợp phải tiêu hủy số lượng lớn (hàng trăm, hàng nghìn); bao gồm cả hóa chất, dụng cụ và phương tiện vận chuyển từ nơi phát hiện lợn dương tính đến nơi tiêu hủy, nơi chôn hủy.

3.2. Khi phát hiện có ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

3.2.1. Tại các thôn có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, thuộc vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát

Tổ chức xử lý ổ dịch và chống dịch theo quy định của Luật thú y; Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; ; Công Văn số 969/UBND-NN ngày 06/6/2019 của Chủ tịch UBND huyện về việc Chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu phi vào địa bàn huyện, trong đó tập trung thực hiện:

- Tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tổ chức khoanh vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát; đồng thời thiết lập các trạm, chốt kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn; cũng như các trạm dừng phương tiện giao thông để thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện đi từ vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát ra bên ngoài.

- Tổ chức kiểm soát không để lợn và sản phẩm lợn được vận chuyển ra khỏi vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát; không vận chuyển lợn con, lợn giống từ bên ngoài vào trong vùng giám sát, vùng bị dịch uy hiếp.

- Tổ chức kiểm soát việc giết mổ lợn, tiêu thụ thịt lợn, sản phẩm thịt lợn trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát tại cơ sở, điểm giết mổ lợn.

- Tổ chức việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo trong vùng bị dịch uy hiếp; tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/tuần trong vòng 01 tháng trong vùng giám sát.

- Thực hiện việc báo cáo cho UBND xã để xã báo cáo về UBND huyện theo đúng quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT; Hằng ngày cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trên các kênh truyền thông của địa phương.

- Công bố hết dịch theo quy định của Luật thú y, sau 30 ngày kể từ khi tiêu hủy con bệnh cuối cùng mà không có con vật nào mắc bệnh, đồng thời đã thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch bảo đảm không còn mầm bệnh để phát sinh ổ dịch mới hoặc lây lan sang nơi khác.

- Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn, sản phẩm lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.

- Phối hợp với Chi cục Thú y tổ chức lấy mẫu đối với lợn nghi mắc bệnh, lợn chết không rõ nguyên nhân để xét nghiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp hoặc vùng giám sát.

4.2.2. Tại các thôn chưa có bệnh

- Tổ chức thực hiện các giải pháp đối với trường hợp chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Đối với đơn vị chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhưng nằm trong vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát của tỉnh/quốc gia đang có dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát như ở đơn vị có dịch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật tập trung chỉ đạo các hoạt động ứng phó khẩn cấp trên địa bàn xã theo bản Kế hoạch này. Tùy theo tình hình thực tế và diễn biến của dịch, Ban chỉ đạo  tham mưu, đề xuất với Chủ tịch UBND xã chỉ đạo các thôn ,triển khai các biện pháp ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho phù hợp với tình hình thực tế.

4.2. Ban nông nghiệp xã

- Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các thôn trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó dịch như: xây dựng kế hoạch ứng phó, chuẩn bị vật tư, hóa chất, nhân lực và các phương án cụ thể trong mỗi tình huống dịch.

- Phối hợp với Chi cục Thú y tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm xác định lưu hành bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát và các vùng có nguy cơ cao để kịp thời phát hiện và xử lý khi phát hiện bệnh.

- Chỉ đạo tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt đặc biệt tại các cơ sở chăn nuôi nằm trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát vác vùng chăn nuôi trọng điểm.

- Báo cáo Chủ tịch xã, huyện tình hình, kết quả phòng, chống dịch bệnh động vật, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi sau dịch bệnh động vật.

- Tổng hợp, đề xuất nhu cầu kinh phí phát sinh phục vụ hoạt động phòng chống dịch ở xã,

4.3. Cán Bộ thú y

- Theo dõi chặt chẽ, tổng hợp diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn Châu phi tại các thôn  Thực hiện báo cáo đầy đủ, chính xác về diễn biến, tình hình dịch bệnh  và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

- Tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý đàn lợn mắc bệnh, tiêu độc khử trùng và xử lý địa bàn khi phát hiện vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giết mổ và tiêu thụ thịt lợn an toàn.

          - Giám sát chặt chẽ dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh có khả năng lây lan ra diện rộng.

          - Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến, kinh doanh gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm.

4.4.  Ban Công an

          - Chỉ đạo lực lượng trong ngành từ cấp xã đến thôn tham gia tích cực công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản; đảm bảo trật tự an ninh trên địa bàn.

- Kiên quyết xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm trong việc vận chuyển buôn bán động vật, sản phẩm động vật ra vào vùng dịch và công tác tiêm phòng; phối hợp với các lực lượng chức năng kịp thời bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

          4.5. Đài phát thanh xã

             Công chức văn hóa  Phối hợp với ban nông nghiệp, Cán bộ thú y tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm phòng, mối nguy hại của việc không tiêm phòng, để xảy ra dịch bệnh trách nhiệm của chủ vật nuôi trong việc không tiêm phòng cho vật nuôi. Hướng dẫn hộ gia đình cách chăn nuôi an toàn sinh học, các dấu hiệu để phát hiện dịch bệnh, các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm; có chuyên mục riêng về phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã

4.6. Kế Toán- Ngân sách xã

- Giao phòng công chức kế toán  cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên phục vụ hoạt động phòng chống dịch theo quy định. Chuẩn bị nguồn kinh phí dự phòng cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trong trường hợp cần thiết;

          4.7 Các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã      

           Đề nghị UB MTTQ và các đoàn thể chính trị, Hội làm vườn và trang trại xã tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia ngăn chặn sự xâm nhiễm và lây lan bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn xã.

 

Nơi nhận:

- Phòng NN&PTNT huyện (để b/c);

- TT Đảng uỷ, HĐND &UBND xã (để b/c)

- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch xã;

- Đồng chí Bí thư, trưởng thôn;

- Các Thành viên BCĐ;

- Lưu: Vp.

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

  Lê Doãn Kính   

Tin khác

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
513148

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289