Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Quang - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Thông tư số 27/2022/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Đăng lúc: 00:00:00 28/04/2023 (GMT+7)
100%
Print

góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện quyền tham gia của trẻ em

 

Ộ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2022/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2022

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIA ĐÌNH, NGOÀI CƠ SỞ GIÁO DỤC

Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em;

Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trẻ em;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn sự tham gia của trẻ em vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn sự tham gia của trẻ em vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Trẻ em tham gia vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục;

b) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục;

c) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục.

3. Thông tư này không áp dụng đối với sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục bao gồm: diễn đàn trẻ em; lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục là hoạt động do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức dành cho trẻ em nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách, sức khỏe, kỹ năng sống, trải nghiệm thực tế mà trẻ em tham gia không có sự chăm sóc, quản lý trực tiếp của cha, mẹ, thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục.

Điều 3. Quyền của trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em khi trẻ em tham gia vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục

1. Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến, nguyện vọng khi tham gia vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục. Việc lấy ý kiến của trẻ em phải phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em.

Trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục phải có trách nhiệm lấy ý kiến của trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

Trường hợp trẻ em dưới 07 tuổi thì cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có quyền thay mặt trẻ em để trẻ em tham gia hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục. Việc lấy ý kiến của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

2. Trẻ em có quyền tham gia hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục trong trường hợp cơ sở, địa điểm mà trẻ em tham gia bảo đảm: an toàn, thân thiện, phù hợp với lứa tuổi, giới tính của trẻ em; phòng nghỉ, khu vực vệ sinh cá nhân phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em trong đó có trẻ em khuyết tật; bảo đảm dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ em.

3. Trẻ em có quyền hủy bỏ việc tham gia nếu trẻ em thấy hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục không đáp ứng hoặc không phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

Điều 4. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục

1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có quyền sau:

a) Từ chối việc tham gia của trẻ em trước khi trẻ em tham gia vào các hoạt động do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức trong trường hợp tiến hành kiểm tra sức khỏe mà trẻ em không bảo đảm sức khỏe để tham gia;

b) Yêu cầu cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hủy bỏ việc tiếp tục cho trẻ em tham gia vào hoạt động do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức trong trường hợp trẻ em không bảo đảm sức khỏe.

2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có trách nhiệm sau:

a) Thường xuyên quan tâm, theo dõi sức khỏe của trẻ em trong toàn bộ quá trình trẻ em tham gia vào các hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức;

b) Thông báo đầy đủ chương trình, thời gian, thời lượng, địa điểm, đối tượng, số lượng trẻ em tham gia, hình thức tổ chức, nhân lực (bao gồm hướng dẫn viên, điều phối viên, tình nguyện viên, người phụ trách trẻ em, giảng viên) đến trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trước khi trẻ em tham gia hoạt động;

c) Công khai, minh bạch khoản kinh phí đóng góp hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục đến trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trước khi trẻ em tham gia hoạt động;

d) Bảo đảm điều kiện về y tế, nhân lực để kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho trẻ em tham gia hoạt động;

đ) Bảo đảm phòng, chống xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em, phòng, chống cháy nổ và dịch bệnh theo quy định.

Thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục khi xảy ra vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, tai nạn, thương tích trẻ em.

e) Lấy ý kiến cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trước khi trẻ em tham gia hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và lấy ý kiến của trẻ em trong trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

g) Quản lý, lưu trữ hồ sơ bao gồm: danh sách nhân lực tham gia vào việc tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục; ý kiến của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; ý kiến của trẻ em.

3. Thông báo với cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan chủ quản trước khi tiến hành tổ chức hoạt động trong trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục thuộc tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang.

Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục thì trước khi tiến hành tổ chức hoạt động, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động.

Trường hợp cơ sở tôn giáo mở lớp học về tôn giáo có sự tham gia của trẻ em, tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Điều 5. Trách nhiệm của hướng dẫn viên, điều phối viên, tình nguyện viên, người phụ trách trẻ em, giảng viên tham gia hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục

1. Có cam kết bảo vệ trẻ em theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em.

3. Có hiểu biết về quyền trẻ em, có phẩm chất đạo đức tốt.

4. Không bị xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em. Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

5. Đối với nhân lực trực tiếp hướng dẫn kiến thức, kỹ năng, nội dung, chương trình của hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục cho trẻ em phải bảo đảm các quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 điều này và có kiến thức, kỹ năng, phương pháp truyền đạt phù hợp với trẻ em.

Điều 6. Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục

1. Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục phải tuân thủ pháp luật về trẻ em; phù hợp với năng lực, độ tuổi của trẻ em; bảo đảm an toàn, lành mạnh, thân thiện và không ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

2. Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục bao gồm các hợp phần sau: học tập kiến thức; học tập kỹ năng; hoạt động bổ trợ, vui chơi giải trí.

3. Chương trình, nội dung hoạt động của mỗi hợp phần quy định tại khoản 2 của Điều này bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Mục đích, yêu cầu;

b) Thời gian, thời lượng, địa điểm;

c) Đối tượng, số lượng trẻ em tham gia;

d) Hình thức tổ chức;

đ) Kinh phí;

e) Phân công thực hiện.

Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; trẻ em tham gia vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục.

2. Tổng hợp tình hình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan chủ quản có thẩm quyền

Kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc, trực thuộc.

Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định của pháp luật về trẻ em khi trẻ em tham gia vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục trên địa bàn.

2. Tổng hợp, báo cáo hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục trong nội dung báo cáo công tác trẻ em.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh, gửi ý kiến về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng Chính phủ;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
Ủy ban Quốc gia về trẻ em;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
Bộ LĐTBXH: Lãnh đạo Bộ; các đơn vị có liên quan;
Công báo;
Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
Lưu: VT, Cục TE(10b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Hà

 

PHỤ LỤC I

(Kèm theo Thông tư số 27/2022/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do 
Hạnh phúc
--------------------

Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ, NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ EM

Họ và tên:...........................................................................................................................

Đia chỉ nơi cư trú:...............................................................................................................

Số điện thoại liên hệ:..........................................................................................................

Email (nếu có):...................................................................................................................

Là Cha □ Mẹ □ Người chăm sóc trẻ em □

Đồng ý cho …………………………………………… (ghi rõ họ và tên của trẻ em), sinh ngày ... tháng ... năm ... tham gia hoạt động từ ngày ... tháng ... năm ... tại (ghi rõ tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động và nơi tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục) đến ngày ... tháng ... năm ... trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện của trẻ em và cam kết luôn theo dõi, phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động để đảm bảo an toàn cho trẻ em, tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của trẻ em trong thời gian diễn ra hoạt động.

 

 

Người đại diện
(Ký, ghi rõ họ, tên)

PHỤ LỤC II

(Kèm theo Thông tư số 27/2022/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Ý KIẾN CỦA TRẺ EM

(Áp dụng đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên)

Họ và tên:...........................................................................................................................

Ngày tháng năm sinh:........................................................................................................

Địa chỉ nơi cư trú:..............................................................................................................

...........................................................................................................................................

Họ và tên cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em:......................................................

...........................................................................................................................................

Số điện thoại liên hệ (nếu có):............................................................................................

Email (nếu có):...................................................................................................................

Đồng ý tham gia:................................................................................................................

Thời gian tổ chức:...............................................................................................................

Địa điểm tổ chức:................................................................................................................

Em hiểu rằng, lợi ích của việc tham gia hoạt động có sự tham gia của trẻ em nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách, sức khỏe, kỹ năng sống, trải nghiệm thực tế phù hợp với độ tuổi của em.

Em tự nguyện đồng ý tham gia hoạt động và em có quyền hủy bỏ việc tham gia nếu em thấy hoạt động không đáp ứng hoặc không phù hợp với nhu cầu của em.

 

 

ghi rõ họ, tên

PHỤ LỤC III

(Kèm theo Thông tư số 27/2022/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

CAM KẾT BẢO VỆ TRẺ EM

Họ và tên:...........................................................................................................................

Sinh ngày ... tháng ... năm.................................................................................................

Chức vụ, vị trí việc làm:......................................................................................................

Đơn vị công tác:.................................................................................................................

Tôi xác nhận rằng tôi đã hiểu rõ các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em và cam kết tôi chưa từng có các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em và sẽ không có bất cứ hành vi vi phạm trong thời gian tham gia hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục được tổ chức từ ngày ... tháng .... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...

 

 

Ký, ghi rõ họ, tên

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
513148

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289