Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Quang - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Bài tuyên truyền về công tác phòng chống dịch cúm A H5N6 ở gia cầm và ở người

Đăng lúc: 00:00:00 06/03/2020 (GMT+7)
100%
Print

 

Bệnh Cúm gia cầm H5N6 là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do vi rút cúm type A (H5N6) gây ra, bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài khác nhau như: gà, vịt, ngan, chim cút, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người chăn nuôi. Đặc biệt bệnh Cúm gia cầm H5N6 có thể lây sang người và gây tử vong.


Tình hình dịch cúm A H5N6 diễn biến phức tạp. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tính đến ngày 10/02/2020 bệnh cúm gia cầm A/H5N6 đã xảy ra tại 10 hộ chăn nuôi của 4 thôn, thuộc 2 huyện Quảng Xương và Nông Cống, buộc phải tiêu hủy hơn 23.000 con gia cầm( chủ yếu là ngan, gà, vịt).Vì vậy, nguy cơ dịch Cúm gia cầm trên địa bàn huyện Thọ Xuân nói chungvàthị trấnSao Vàngnói riêng là rất cao, nhất là khi thời tiết hiện nay rất thuận lợi cho dịch Cúm phát triển, tổng đàn gia cầmtrên địa bàn thị trấnlớn....(Trên 40.000con), trong khi tỷ lệ tiêm phòng vacxin Cúm gia cầm cho đàn gia cầm tại thị trấn rất thấp( Đạt30% tổng đàn), việc lưu thông gia cầm và sản phẩm gia cầm gia tăngdo ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi vàđể tái đàn chu kỳ chăn nuôi mới.

1. Cách nhận biết bệnh Cúm gia cầmH5N6:

Gia cầm mắc bệnh thường có các biểu hiện: Chết đột ngột hàng loạt với tỷ lệ cao trong đàn không có triệu chứng điển hình hoặc có các biểu hiện khác như: Chảy nước mắt, nước dãi, lông xù, uể oải, ít đi lại, đầu gật gù, gục xuống đất, khó thở, phù đầu và mặt, mắt đỏ, mào và tích sưng to, da tím tái, da chân phần không có lông xuất huyết tím thành vệt, ỉa chảy rất nặng, phân xanh-vàng. Gia cầm kém ăn, giảm sản lượng trứng. Khi mổ khám gia cầm thấy: xoang bụng tích nước hoặc viêm dính; xuất huyết trên bề mặt các cơ và các cơ quan nội tạng, đặc biệt là ở dạ dày tuyến và ruột; xoang mũi và khí quản xuất huyết, chứa đầy dịch nhầy.

2. Đặc điểm của vi rút cúm gia cầm:

- Vi rút có thể sống trong phân gia cầm, nước, đất... từ 2 đến 4 tuần; Vi rút chết ở 700 C trở lên; Vi rút có thể sống trong nhiệt độ lạnh (tủ lạnh, tủ đá) hàng tháng.

3. Gia cầm bị lây nhiễm cúm như thế nào:

3.1. Lây trực tiếp thông qua tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh, khi nhốt chung một chuồng hay thả cùng sân; tiếp xúc với chim hoang dã đã bị nhiễm bệnh.

3.2. Lây gián tiếp khi :

- Tiếp xúc trực tiếp với phân, chất độn chuồng (rơm, rạ, trấu...) lông gia cầm bị nhiễm vi rút; Tiếp xúc với giầy dép, quần áo, dụng cụ (cuốc, xẻng, lồng, sọt đựng trứng...), phương tiện (lốp xe máy, ô tô...) bị nhiễm vi rút do con người sử dụng mang từ nơi có bệnh về; Gia cầm có thể nhiễm bệnh từ gia cầm mới mua về từ các vùng khác có dịch; Chim hoang dã bị nhiễm vi rút cúm có thể truyền vi rút sang gia cầm thông qua lông, phân... của chúng rơi xuống ao, hồ, chuồng trại; Hoặc lây gián tiếp qua thức ăn bị nhiễm vi rút.

3.3. Cách phòng, chống bệnh cúm gia cầm H5N6

Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh Cúm gia cầm bùng phát, lây lan gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây thiệt hại về kinh tế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm H5N6 khuyến cáo với các hộ chăn nuôi gia cầm cần thực hiện ngay một số nội dung sau:

Một: Luôn cảnh giác, không được chủ quan, phải thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn gia cầm. Thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học, mua bán gia cầm có nguồn gốc rõ ràng.

Hai: Tăng cường vệ sinh tiêu độc khử trùng, phát quang cây cỏ, bụi rậm xung quanh chuồng trại và khu vực chăn nuôi; Dọn dẹp vệ sinh cống rãnh, chất thải, đảm bảo chuồng trại khô ráo, thoáng mát ban ngày và ấm về ban đêm.

Ba: Hạn chế tối đa người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi.

Về chuồng nuôi và vệ sinh phòng bệnh:Nuôi nhốt gia cầm, không nuôi chung nhiều loại gia cầm;Chuồng nuôi phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, dễ vệ sinh khử trùng tiêu độc; sân thả gia cầm phải khô ráo sạch sẽ, có tường bao quanh; Định kỳ vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi (1 lần/tuần) bằng các loại hóa chất như: cloramin, HanIodine, benkocid và vôi bột...; Phân, chất độn chuồng cần được thu gom và ủ với vôi bột trước khi sử dụng; Trước cửa chuồng hoặc cổng ra, vào khu chăn nuôi phải có hố sát trùng. Không cho người và các động vật khác vào khu vực chăn nuôi.

Về Chăm sóc, nuôi dưỡng:Cho gia cầm ăn đủ khẩu phần ăn, thức ăn phải đảm bảo chất lượng, đủ thành phần dinh dưỡng, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y; không sử dụng thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn mang từ các trại gia cầm khác đến. Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin, các chất điện giải chống mất nước và chống stress. Cung cấp nước uống sạch trong suốt quá trình chăn nuôi. Vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày; Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn gia cầm, cách ly những gia cầm gầy yếu để chăm sóc, nuôi dưỡng theo chế độ riêng. Có chuồng nhốt riêng những gia cầm ốm do các bệnh khác (không phải cúm gia cầm) để điều trị, báo cáo nhân viên thú y xã, chính quyền địa phương khi có hiện tượng gia cầm ốm, chết nghi cúm gia cầm hoặc không rõ nguyên nhân.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia cầm theo quy trình chăn nuôi, đặc biệt là tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm A H5N6

- Khi xuất bán gia cầm, sản phẩm gia cầm không nên cho người và phương tiện vào trong trang trại để mua bán nếu chưa được sát trùng đúng quy định.

- Thực hiện tốt 5 Không: Không nuôi thả rông gia cầm; Không buôn bán, vận chuyển gia cầm ốm, chết; Không ăn thịt gia cầm ốm, chết; Không được giấu dịch; Không vứt xác gia cầm bừa bãi ra ngoài môi trường.

- Trường hợp phát hiện có gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân phải báo ngay cho trưởng thôn, nhân viên thú y xã và chính quyền địa phương để xử lý theo quy định. Khi có dịch cúm gia cầm xảy ra chủ chăn nuôi gia cầm phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp về phòng, chống dịch theo quy định của Luật thú y.

*******************************************************

Bệnh cúm A/H5N6 có thể lây sang người và gây tử vong cho người. Bệnh lây trực tiếp thông qua tiếp xúc với gia cầm và chất thải gia cầm nhiễm bệnh (trong khi chăn nuôi, vận chuyển, làm thịt gia cầm bị bệnh...) hoặc gia cầm khỏe nhưng đã mang vi rút H5N6, ăn tiết canh, trứng và các sản phẩm khác của gia cầm nhiễm bệnh mà chưa được nấu chín...

Biểu hiện của bệnh bao gồm: Sốt cao đột ngột, thường sốt liên tục trên 38oC, đôi khi rét run, mặt đỏ; đau đầu, đau mỏi cơ ở chân, tay, đau tăng lên khi ho, có thể đau quanh hốc mắt, có thể nổi hạch; ho hoặc ho khan; khó thở...Bệnh diễn biến nhanh dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy các phủ tạng và tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

* Cách phòng lây nhiễm cúm H5N6 từ gia cầm sang người

Hiện chưa có vác xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó phòng bệnh là biện pháp quan trọng. Để chủ động phòng bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Tăng cường vệ sinh ăn uống

- Chỉ ăn thịt, trứng và các sản phẩm khác của gia cầm được nấu chín kỹ.

- Chỉ mua gia cầm và sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch

- Không ăn tiết canh gia cầm, gia súc hoặc động vật hoang dại;

- Không làm thịt và ăn các loại gia cầm ốm, chết.

- Uống nước chín, nước đã tiệt trùng. Thường xuyên súc miệng bằng dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn khác.

Không khạc nhổ bừa bãi, khi ho, hắt hơi nên che kín miệng. Người bị cảm cúm nên chủ động đeo khẩu trang khi tiếp xúc.

2. Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh

- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm, trước khi ăn.

- Rèn luyện thân thể, giữ ấm cơ thể để nâng cao khả năng phòng bệnh.

- Nên thay, giặt quần áo, rửa giầy dép hàng ngày.

3. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh

- Hạn chế tiếp xúc với gia cầm kể cả khi chúng còn khỏe.

- Chỉ giết mổ gia cầm khỏe; đeo khẩu trang, găng tay khi giết mổ; rửa dao, thớt bằng nước sôi sau khi giết mổ; nên có hai thớt để thái thịt sống và thái thịt chín.

- Không cho trẻ em tiếp xúc với gia cầm hoặc chơi cạnh chuồng gia cầm.

- Đeo khẩu trang, găng tay, mặc quần áo bảo hộ khi phải tiếp xúc với gia cầm.

4. Hãy đến ngay cơ sở y tế nếu

- Sốt cao trên 38oC, ho, đau ngực, khó thở kèm theo đau đầu, đau cơ mệt mỏi... để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý mua thuốc điều trị ở nhà.

Chu Quang Huy – ĐTT Đông Quang

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
513148

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289