Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Quang - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

KẾ HOẠCH Phòng chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Đông Quang năm 2020

Đăng lúc: 00:00:00 25/02/2020 (GMT+7)
100%
Print

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ ĐÔNG QUANG  

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:       /KH-UBND

Đông Quang, ngày      tháng 02 năm 2020

 

    KẾ HOẠCH

Phòng chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm

 trên địa bàn xã Đông Quang năm 2020

 
 

 


Thực hiện kế hoạch số 252/KH-UBND, ngày 17/02/2020 của UBND Huyện Đông Sơn về việc phòng, chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm trên địa bàn Huyện năm 2020; Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã, UBND xã xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm trên địa bàn xã năm 2020 như sau:.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Chủ động ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh động vật, khống chế, dập tắt dịch bệnh ngay khi còn ở diện hẹp, sẵn sàng ứng phó nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh mới nhằm đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế xã hội của xã.

2. Yêu cầu

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật thú y và văn bản hướng dẫn thi hành luật, Chỉ đạo của UBND huyện và hướng dẫn của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Tổ chức thực hiện phải có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các cấp, các nghành từ xã đến thôn và huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biên pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức giám sát, phát hiện sớm, chính xác, kịp thời tình hình dịch bệnh, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra. Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho 100% gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm phòng theo quy định.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác tuyên truyền

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền  sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng về nguy cơ, tác hại  và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Bệnh dại trên đàn chó,mèo, dịch cúm (H5N1) trên gia cầm.

- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh xã, thôn và thông qua các tổ chức chính trị - xã hội; tập trung tuyên truyền về sự nguy hiểm của dịch bệnh gia súc, gia cầm và vai trò, tác dụng, lợi ích của công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm để nhân dân hiểu đúng và tích cực tham gia thực hiện.

- Thực hiện tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống Đài phát thanh thôn, để nâng cao nhận thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, mọi người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

2. Công tác tập huấn

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực hiểu biết cho lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, chủ cơ sở chăn nuôi, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh. 

3. Công tác tiêm phòng vắc xin

Tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn xã theo Thông tư 07/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; hướng dẫn của Cục Thú y và các quy định hiện hành. Nhằm tạo miễn dịch chủ động bảo vệ đàn gia súc, gia cầm đối với bệnh dịch; đảm bảo tiêm đạt 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng.

3.1. Thời gian tiêm phòng

Tiêm đồng loạt các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc cho gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn xã theo 02 đợt chính:

- Đợt 1: Tiêm vào tháng 2-3 năm 2020.

+ Các thôn tổ chức tiêm phòng đồng loạt từ ngày 29/02/2020, kết thúc tiêm phòng đợt 1 vào ngày  05/03/2020. Tổng hợp, báo cáo kết quả tiêm phòng hàng ngày về UBND xã (Qua bộ phận CC phụ trách NN) trước 16h30. 

- Đợt 2: Tiêm vào tháng  8 – 9/2020

Cùng với 2 đợt tiêm phòng chính, thực hiện tiêm phòng bổ sung liên tục trong năm cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong các đợt chính và số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm mới phát sinh, nhập đàn, đến tuổi tiêm phòng.

* Thành Phần trong Đoàn đi tiêm gồm:

BCĐ phụ trách thôn, Bí thư và trưởng thôn, CB thú y, y tế, công an viên, xã đội,

3.2. Đối tượng tiêm, các bệnh bắt buộc tiêm phòng

          a. Đối với đàn trâu, bò, dê

          Tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM), vắc xin Tụ huyết trùng (THT) trên địa bàn toàn xã.

          b. Đối với Lợn

          Tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả, Tụ huyết trùng lợn trên địa bàn toàn xã.

- Tiêm vắc xin LMLM cho lợn nái, lợn đực giống, các loại lợn ở trang trại giống, trang trại,  gia trại. Khi có dịch thực hiện tiêm phòng toàn bộ gia súc mẫn cảm với bệnh trong vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp.

- Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Tai xanh lợn (PRRS) cho đàn lợn ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, các trang trại, gi trại, lợn nai, đực giống.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh lép tô, phó thương hàn lợn ở những vùng có nguy cơ cao.

c. Đối với đàn chó, mèo

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng.

d. Đối với đàn gia cầm

- Tiêm vắc xin Newcastle, dịch tả vịt, tụ huyết trùng gia cầm cho đàn gia cầm trên địa bàn toàn xã.

- Tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm H5N1.

3.3. Thu phí, lệ phí tiêm phòng năm 2020

Căn cứ công văn số 02/CCTY-HCTH ngày 02/01/2019 của Chi cục Thú y về việc hướng dẫn thu, chi hoạt động tiêm phòng .

a.     Mức thu tiêm phòng Lợn

- Mức thu tiêm phòng (dịch tả và tụ dấu):

          * Quy định thu:                                                              15.800 đ/con.                                                              

Trong đó:  - Nộp về trạm thú y huyện:                         12.300 đ/con.

                 - Để chi trả tiền công TP tại xã:                    3.500 đ/con.

          b. Mức thu tiêm phòng Trâu, Bò

          - Mức thu tiêm phòng vắc xin (tụ huyết trùng và vắc xin lở mồm long móng type 0,A) cho trâu, bò:

* Quy định thu:                                                              36.700 đ/con.

Trong đó:   - Nộp về Trạm thú y huyện:                        29.700 đ/con.

                            - Để chi trả tiền công TP tại xã:                             7.000 đ/con.

c. Mức thu tiêm phòng dại cho Chó, mèo

- Mức thu:                                                                      19.300 đ/con.

          Trong đó:    - Nộp vềTrạm thú y huyện:                                 14.800 đ/con.

                            - Để chi trả tiền công TP tại xã                           4.500 đ/con.

          d. Mức thu tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm

- Mức thu:    Cho gia cầm:                                               877 đ/liều

Trong đó:     - Nộp về Trạm Thú y huyện:                         577 đ/liều.

                              - để chi công tiêm phòng:  300đ/con.

4. Công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng

Thường xuyên tổng vệ sinh cơ giới, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, cơ sở kinh doanh, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, dụng cụ giết mổ và chợ buôn bán gia súc, gia cầm tiêu diệt mầm bệnh trên địa bàn xã theo quy định.

5. Giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm

- Tổ chức củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh đến thôn, xóm, hộ chăn nuôi, kịp thời phát hiện sớm dịch bệnh ngay khi mới xảy ra ở diện hẹp. Giao trách nhiệm cho trưởng, phó các thôn trong việc giám sát dịch bệnh tại thôn, cùng với cán bộ chăn nuôi thú y xã kịp thời phát hiện dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh dịch bệnh.

- Kiểm tra lấy mẫu chẩn đoán xét nghiệm khi có gia súc, gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân để kịp thời chẩn đoán và xác minh dịch bệnh và áp dụng ngay các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp, không để lây lan ra diện rộng.

- Trang bị phòng hộ an toàn cho người tiếp xúc, làm việc trong khu vực nghi bị dịch, những người tham gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Lấy mẫu kiểm tra định kỳ vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến động vật và sản phẩm động vật.

6. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyện động vật và sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật chưa qua kiểm dịch thú y.

Tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật tại các chợ, cơ sở giết mổ, kinh doanh, buôn bán. Sơ chế động vật và sản phẩm động vật; các cơ sở ấp trứng gia cầm, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm.

7. Khi có dịch xảy ra

Khi có dịch xảy ra căn cứ vào mức độ, quy mô, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh có trong Danh mục các bệnh phải công bố dịch. Ban chỉ đạo tiêm phòng và phòng chống dịch gia súc gia cầm xã báo cáo trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện và phòng NN&PTNT, UBND huyện để ban hành Quyết định công bố dịch theo Luật Thú y. Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

8. Thông tin và báo cáo

- Duy trì đường dây nóng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của xã để kịp thời tiếp nhận, giải quyết các thông tin về tình hình dịch bệnh.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, khai báo, cung cấp thông tin dịch bệnh. Định kỳ báo cáo tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm về thường trực BCĐ tiêm phòng và phòng chống dịch gia súc, gia cầm xã (qua bộ phận công chức phụ trách NN xã).

9. kiểm tra công tác phòng chống dịch

- Giao ban NN xã, cán bộ thú y phối hợp với Công an xã, … thành lập đoàn kiểm tra thường xuyên các hoạt động chăn nuôi, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong thú y và công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

- Cương quyết xử lý những trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

10. Chuẩn bị vật tư, hóa chất phòng, chống dịch

- Chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, hóa chất, vắc xin dự phòng phục vụ cho công tác bao vây, khống chế khi có tình huống dịch bệnh xảy ra theo quy định của Luật Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các ban, ngành và đoàn thể cấp xã

Ban chỉ đạo tiêm phòng và phòng chống dịch gia súc, gia cầm xã xây dựng kế hoạch, tổ chức Hội nghị triển khai. Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện trên địa bàn xã.

          Ban nông nghiệp xã và cán bộ thú y

          -Chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp, đánh giá kết quả công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm.

          -Chủ trì phối hợp với các phòng, ban, ngành có liên quan tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác tiêm phòng và phòng chống dịch động vật. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. 

          + Tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm để nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả.

          + Phối hợp với các thôn tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm; tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng, theo quy định.

          + Giám sát chặt chẽ dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh có khả năng lây lan ra diện rộng, đặc biệt là các dịch bệnh có khả năng lây sang người.

          + Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến, kinh doanh gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm.

          + Duy trì đường dây nóng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của xã để tiếp nhận giải quyết các thông tin về tình hình dịch bệnh.

          Trạm y tế

          Phối hợp với Trung Tâm Y tế chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở tích cực tham gia hướng dẫn nhân dân làm vệ sinh, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; kịp thời xử lý các tình huống bất thường xảy ra trong thời gia tiêm phòng; hướng dẫn các hộ gia đình chăn nuôi  an toàn sinh học, các dấu hiệu để phát hiện dịch bệnh; các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm bị bệnh; cách phòng chống các loại dịch bệnh lây nhiễm từ động vật  sang người, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.  

          CC Tài chính – Kế hoạch

 Bố trí kinh phí để phục vụ và hỗ trợ cho công tác tiêm phòng và phòng chống dịch trên địa bàn xã; hướng dẫn thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

 Ban Công an

          - Chỉ đạo lực lượng trong ngành từ cấp xã đến thôn tham gia tích cực công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản; đảm bảo trật tự an ninh trên địa bàn xã.

          - Kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm trong việc vận chuyển buôn bán động vật, sản phẩm động vật ra vào vùng dịch và công tác tiêm phòng.

          - Phối hợp với các ngành trong kiểm tra công tác phòng, chống dịch, kiểm dịch động vật, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

CC Địa chính- Môi trường

          Phối hợp với Ban NN xã, hướng dẫn các thôn giám sát và xử lý môi trường tại các khu vực có dịch nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm, động vật thủy sản và khu vực tiêu hủy gia súc, gia cầm, động vật thủy sản bệnh theo quy định.

          CC Văn Hóa

          Phối hợp với Ban NN xã, cán bộ thú y  tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm phòng, mối nguy hại của việc không tiêm phòng, để xảy ra dịch bệnh trách nhiệm của chủ vật nuôi trong việc không tiêm phòng cho vật nuôi. Hướng dẫn hộ gia đình cách chăn nuôi an toàn sinh học, các dấu hiệu để phát hiện dịch bệnh, các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm.

          Các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã

           Đề nghị UB MTTQ và các đoàn thể chính trị, Hội làm vườn và trang trại xã tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia tiêm phòng, phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm đúng kế hoạch của xã.

2. ở các thôn

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người chăn nuôi tự giác chấp hành và thực hiện tiêm phòng cho gia súc, gia cầm.

- Thống kê đàn gia súc, gia cầm của thôn chính xác; thông báo trước cho người chăn nuôi kế hoạch tiêm phòng để hộ chăn nuôi chủ động nhốt gia súc, gia cầm và tham gia bắt giữ gia súc, gia cầm trong quá trình tổ chức tiêm phòng.

- Báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình dịch bệnh động vật, công tác phòng chống dịch động vật trên thôn về UBND xã.

Trên đây là Kê hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm trên địa bàn xã năm 2020. Yêu cầu các Ban nghành đoàn thể, thôn triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng mục đích và yêu cầu đặt ra./.

 

Nơi nhận:                                                                         CHỦ TỊCH

- TT. Đảng ủy, (b/c);                                                                         

- Các thành viên BCĐ (t/h);

- Đài truyền thanh xã;

- Đồng chí BT, thôn trưởng(t/h);

- Lưu vp,                                                                                             

                                                                                Lê Doãn Kính

 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
513148

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289