Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Quang - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

dân vận thời kỳ mới

Đăng lúc: 05:53:08 11/09/2017 (GMT+7)
100%
Print

 
Công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới

 

Qua nghiên cứu, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về công tác dân vận, bản thân là học viên Lớp Trung cấp Lý luận chính trị-Hành chính nhận thức về công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới như sau:

 


 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công tác Dân vận của Đảng ta luôn chiếm một vị trí quan trọng, thậm chí quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Điều này cho thấy vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác Dân vận: "...Việc Dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công"
Công tác Dân vận vừa là tiền đề, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này, đòi hỏi chúng ta phải hiểu thế nào là Dân vận và công tác Dân vận cùng những giải pháp hữu hiệu trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
* Về “Dân vận và công tác dân vận...”
Dân vận là tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục mọi người dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Dân vận còn có nghĩa là làm gương trước dân. Nói theo nghĩa thông thường thì, dân vận là công tác dân vận của các tổ chức chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị nói chung và của cả hệ thống xã hội nói riêng. Nói tóm lại, mục tiêu cao nhất của dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là vì dân. Do đó, mọi hành động của chúng ta phải vì dân và mang lại hiệu quả thiết thực cho dân.
Công tác dân vận được xem là công việc (hay còn gọi là nhiệm vụ chính trị) của các tổ chức Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội cần phải làm tròn trước Đảng và Nhân dân. Ví dụ như, công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt đạo đức, tác phong, lối sống văn hóa, văn minh... theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa VI cũng chỉ rõ: “Các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở phải nắm vững và làm đúng chức năng lãnh đạo của mình bằng phương pháp dân chủ, kiên quyết khắc phục tình trạng bao biện công việc của Nhà nước, của các đoàn thể quần chúng”. Công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới là công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục mọi người dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
* Nội dung và yêu cầu công tác dân vận trong thời kỳ mới
Những năm qua, công tác dân vận của Đảng ta đã thu được những thành tựu đáng kể. Đó là mức sống của đại bộ phận Nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt; bộ mặt của đất nước được đổi mới khá toàn diện...; mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân được củng cố và tăng cường; nhiều kênh truyền thông đại chúng được tăng cường để theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân, đề xuất những kiến nghị kịp thời với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, chính sách, giải quyết các quyền lợi chính đáng của Nhân dân. Cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Ban Dân vận các cấp được củng cố và kiện toàn. Các cơ quan, tổ chức dân vận trong hệ thống chính trị đã có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác dân vận. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Dân vận các cấp và các tổ chức, đoàn thể quần chúng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, công tác dân vận vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém. Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cán bộ, đảng viên và Nhân dân vẫn chưa đi vào chiều sâu, đồng bộ... Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, ... làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Tâm trạng của người dân còn nhiều phiền muộn và không bằng lòng với một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước cố tình nhũng nhiễu, gây phiền hà. Nguyên nhân là do nhận thức về đổi mới công tác dân vận chưa đồng đều trong tất cả các cấp, ngành; đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận bất cập về trình độ, năng lực, nghiệp vụ chuyên môn; cơ chế, chính sách và điều kiện làm việc của tổ chức và cá nhân cán bộ làm công tác dân vận còn nhiều khó khăn, bất cập. Cơ chế phối hợp hoạt động trong công tác vận động Nhân dân còn chưa đồng bộ trong các tổ chức trong hệ thống chính trị; khuynh hướng "Hành chính hóa" các tổ chức quần chúng và công tác vận động quần chúng đang có xu hướng phát triển. Đây thực sự là những vấn đề bức xúc cần được quan tâm nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn, để có những giải pháp hữu hiệu nhằm tiếp tục phát huy bản chất tốt đẹp của Đảng ta trong công tác dân vận trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trước tình hình đó, việc đổi mới công tác dân vận theo hướng công bằng trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội là vấn đề rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Điều đáng chú ý là, công bằng giữa các giai tầng, dân tộc, tôn giáo, giữa nam và nữ... Đó là vì nước ta bị những hạn chế rất cơ bản: (01) nền tảng kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn truyền thống nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, (02) nền tảng văn hóa truyền thống trọng nam khinh nữ vừa là hệ quả của nền tảng kinh tế xã hội nêu trên vừa là nhân tố xã hội độc lập tạo ra tình trạng bất bình đẳng giới dai dẳng và nan giải, (03) quan hệ giữa nhà nước (vô thần) và tôn giáo (hữu thần) là một vấn đề xuyên suốt lịch sử dân tộc cũng như nhân loại mà trong quá trình hóa giải mâu thuẫn thì xung đột thường dễ xảy ra hơn là đồng thuận, hài hòa nhiều khi chỉ là ảo tưởng... Cần có cái nhìn thực tế, khách quan về việc xây dựng mô hình tổ chức dân vận trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, đã dẫn đến sự chuyển đổi về tư duy và cách làm ăn của người dân. Từ sự biến đổi về kinh tế dẫn đến tình trạng là, đông đảo người nông dân từ nông thôn ra thành thị làm ăn sinh sống không thuộc tổ chức nào quản lý, công tác dân vận ở đây gần như bị bỏ trống. Vậy, ai là người quản lý họ? Những người dân xa quê, đi lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa và không có chỗ để sinh hoạt, thì các tổ chức dân vận phải làm gì để mỗi người dân thực hiện đúng vai trò của người công dân? Họ là người dân nhưng “không được biết, không được bàn, không được làm, không được kiểm tra”, thậm chí họ bị công an kiểm tra do không rõ nguồn gốc xuất thân, hoặc tham gia các tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma túy, trộm cắp...) thì xã hội phải trả giá như thế nào về việc này? Do đó, phải có một tấm lòng thật sự chân thành với dân mới tạo được niềm tin vững chãi trong dân. Tấm lòng “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho mọi dân tộc, giai cấp, tầng lớp Nhân dân (công nhân, nông dân, trí thức, phụ nữ, thanh niên...) noi theo. Cũng từ niềm tin vững chắc của Nhân dân đối với Người, và tấm lòng cao cả của Người đối với Nhân dân mà không có một trở ngại, khó khăn nào không vượt qua. Vì vậy, cần phải đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách công tác dân vận ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng công nghiệp (nơi không có các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn...) có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị vững vàng, có kiến thức hiểu biết tâm lý dân vận sâu rộng, biết cách làm việc có hiệu quả và được Nhân dân tin yêu. Đồng thời, nâng cao năng lực và sự tham gia của người dân vào việc thực hiện và kiểm tra việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua công tác dân vận.
* Một số giải pháp cần thực hiện:
Một là, đổi mới công tác dân vận của Đảng theo hướng công bằng giữa các giai tầng xã hội, dân tộc, tôn giáo, giới,... trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội. Thực tế cho thấy, trong hệ thống chính trị 3 khối, 4 cấp, cán bộ nam có thể làm bí thư, chủ tịch, cán bộ nữ có thể làm phó bí thư, phó chủ tịch, và ngược lại, cán bộ nữ có thể làm bí thư, chủ tịch, cán bộ nam có thể làm phó bí thư, phó chủ tịch... đều có thể chấp nhận được. Nếu một giới nam hoặc nữ độc chiếm lãnh đạo là rất bất công cần được xóa bỏ. Cũng như vậy, việc bảo đảm công bằng giữa các giai tầng xã hội, dân tộc, tôn giáo,... cũng cần phải được tính toán một cách hợp lý.
Hai là, đổi mới công tác dân vận phải phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nhất là đặc thù của mỗi giới. Mỗi một đối tượng khác nhau đòi hỏi phương thức đổi mới dân vận cũng phải khác nhau. Thí dụ, người nông dân bị mất ruộng đất trong giải phóng đền bù, không còn niềm tin vào chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, thì cần phải đổi mới công tác dân vận như thế nào để lấy lại niềm tin trong nông dân? Tại sao nhiều gia đình hiện nay không muốn con mình trở thành công nhân? Thực tế hiện nay, tầng lớp lãnh đạo xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân chiếm tỷ lệ rất ít và thấp (bố mẹ có thể là công nhân nhưng bản thân họ không thuộc giai cấp này), họ chủ yếu xuất thân từ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Trong khi, giai cấp công nhân còn gặp rất nhiều khó khăn về đời sống mọi mặt... Vậy, phải đổi mới công tác dân vận như thế nào để lấy lại niềm tin trong công nhân? Tại sao những người đi lao động ở nước ngoài thích hơn là thích về nước để cống hiến? Chính phủ trợ cấp tiền cho người nghèo ăn Tết nhưng ở một số nơi, cán bộ xã lại “xẻo tiền” của dân để làm việc khác thì làm sao vận động được ai, thuyết phục được ai. Các trường Dân tộc Nội trú mở ra nhưng có nơi vẫn chỉ dành cho con em của cán bộ là dân tộc nhiều hơn con em Nhân dân là dân tộc.Ở những nơi có đông tôn giáo, các tổ chức Mặt trận, đoàn thể chưa được kiện toàn, đổi mới công tác dân vận trong điều kiện hiện nay.

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
513148

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289