Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Quang - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

KẾ HOẠCH Phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi và tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã năm 2019

Đăng lúc: 00:00:00 11/03/2019 (GMT+7)
100%
Print

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ ĐÔNG QUANG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:  35 /KH-UBND

Đông Quang, ngày   01  tháng 03 năm 2019

 

  

 KẾ HOẠCH

Phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, ngăn

chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi và tiêm phòng

vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã năm 2019

 
 

 

 


Thực hiện kế hoạch số 244/KH-UBND, ngày 25/02/2019 của UBND huyện về việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiệm bệnh dịch tả lợn Châu Phi và tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện năm 2019;

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu; nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản luôn tiềm ẩn; để chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản trên địa bàn xã, UBND xã ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiệm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Đông Quang  năm 2019.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Chủ động ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh động vật, khống chế, dập tắt dịch bệnh ngay khi còn ở diện hẹp, sẵn sàng ứng phó nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh mới nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe người dân gắn với phát triển kinh tế xã hội bền vững của xã.

2. Yêu cầu

- Chấp hành đầy đủ, nghiêm túc Luật Thú y ngày 19/06/2015; Nghị dịnh số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật thú y và các chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Thông tư số 04/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016, Thông tư số 07/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016, Thông tư số 09/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 và các quy định pháp luật khác liên quan.

- Triển khai phải có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ xã đến thôn và cả hệ thống chính trị; huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng trừ dịch bệnh, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản trên địa bàn xã, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra.

- Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định. Tiêm phòng bắt buộc 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản để người dân biết và tự giác thực hiện. Tập huấn nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn những kiến thức về bệnh gia súc, gia cầm và các biện pháp phòng chống dịch bệnh khi có dịch xảy ra.

- Kiểm soát chặt chẽ vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn xã.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác tuyên truyền

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, kịp thời, chính xác, dễ hiểu về tính chất nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm để người dân biết và tự giác tham gia thực hiện. Hướng dẫn dấu hiệu nhận biết dịch bệnh, các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm để người dân tự bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng và chủ động phòng chống dịch bệnh.

- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát xã và thông qua các tổ chức chính trị - xã hội; tập trung tuyên truyền về sự nguy hiểm của dịch bệnh gia súc, gia cầm và vai trò, tác dụng, lợi ích của công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm để nhân dân hiểu đúng và tích cực tham gia thực hiện.

- Thực hiện tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống Đài phát thanh xã, thôn để nâng cao nhận thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, mọi người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

2. Công tác tiêm phòng vắc xin

Tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn xã theo Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Thông tư 07/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; hướng dẫn của Cục Thú y và các quy định hiện hành. Nhằm tạo miễn dịch chủ động bảo vệ đàn gia súc, gia cầm đối với bệnh dịch; đảm bảo tiêm đạt 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng.

2.1. Thời gian tiêm phòng

Tiêm đồng loạt các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc cho gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn xã theo 02 đợt chính:

2.1.1 Đợt 1: Tiêm vào tháng 3 - 4 năm 2019.

- UBND xã: triển khai kế hoạch tiêm phòng: ngày 05/03/2019

- Thời gian tiêm phòng đồng loạt: bắt đầu từ ngày 06/03/2019 và kết thúc vào ngày 16/03/2019.

Trong thời gian tiêm phòng các thôn tổng hợp, báo cáo kết quả tiêm phòng hàng ngày về UBND xã (Qua CC phụ trách NN) trước 16h30. 

* Chỉ tiêu tiêm phòng đợt 1 năm 2019

- Tiêm phòng cho đàn trâu, bò: 196 con

- Tiêm phòng cho đàn lợn: 190 con

- Tiêm phòng cho đàn chó: 519 con

- Tiêm phòng cho đàn gia cầm: 5650 con

(Có phụ lục giao chỉ tiêu kèm theo)

2.1.2 Đợt 2: Tiêm vào tháng  8 – 9/2019

Cùng với 2 đợt tiêm phòng chính, thực hiện tiêm phòng bổ sung liên tục trong năm cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong các đợt chính và số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm mới phát sinh, nhập đàn, đến tuổi tiêm phòng.

* Thành Phần trong Đoàn đi tiêm gồm:

BCĐ phụ trách thôn, Bí thư và trưởng thôn, CB thú y, y tế thôn, công an viên, xã đội,

2.2. Đối tượng tiêm, các bệnh bắt buộc tiêm phòng

          a. Đối với đàn trâu, bò, dê

          Tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM), vắc xin Tụ huyết trùng (THT) trên địa bàn toàn xã.

          b. Đối với Lợn

          * Tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả, Tụ huyết trùng.

- Tiêm vắc xin LMLM cho lợn nái, lợn đực giống, các loại lợn ở trang trại giống, trang trại,  gia trại

- Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Tai xanh lợn (PRRS) tại các trang trại , gia trại chăn nuôi lợn, lợn nái, lợn đực giống.

c. Đối với đàn chó, mèo

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng.

d. Đối với đàn gia cầm

- Tiêm vắc xin Newcastle, dịch tả vịt, cho đàn gia cầm.

- Tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm H5N1.

2.3. Thu phí, lệ phí tiêm phòng năm 2019

Căn cứ công văn số 02/CCTY-HCTH ngày 02/01/2019 của Chi cục Thú y về việc hướng dẫn thu, chi hoạt động tiêm phòng năm 2019

a.     Mức thu tiêm phòng Lợn

- Mức thu tiêm phòng (dịch tả và tụ dấu):

          * Quy định thu:                                                              15.500 đ/con.                                                               

Trong đó: - Nộp về trạm thú y huyện:                           12.000 đ/con.

                 - Để chi trả tiền công TP tại xã:                    3.500 đ/con.

          b. Mức thu tiêm phòng Trâu, Bò

          - Mức thu tiêm phòng vắc xin (tụ huyết trùng và vắc xin lở mồm long móng type 0,A) cho trâu, bò:

* Quy định thu:                                                              36.700 đ/con.

Trong đó: - Nộp về Trạm thú y huyện:                                   29.700 đ/con.

                           - Để chi trả tiền công TP tại xã:                              7.000 đ/con.

c. Mức thu tiêm phòng dại cho Chó, mèo

- Mức thu:                                                                      19.340 đ/con.

          Trong đó: - Nộp vềTrạm thú y huyện:                           14.840 đ/con.

                           - Để chi trả tiền công TP tại xã                            4.500 đ/con.

          d. Mức thu tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm

- Mức thu:    Cho gia cầm từ 14 đến 35 ngày tuổi:              780 đ/liều

Trong đó:     - Nộp về Trạm Thú y huyện:                           480 đ/liều.

                               - Để lại xã, thị trấn để chi công tiêm phòng:   300đ/con.

Cho gia cầm trên 35 ngày tuổi:                              1.260 đ/liều

          Trong đó:   - Nộp về Trạm thú y huyện:                          960 đ/liều

                           - Để lại xã, thị trấn để chi công tiêm phòng:  300đ/con.

3. Công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng

Thường xuyên tổng vệ sinh cơ giới, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, cơ sở kinh doanh, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, dụng cụ giết mổ và các chợ buôn bán gia súc, gia cầm tiêu diệt mầm bệnh trên địa bàn xã theo quy định. Đợt I UBND xã tiến hành phun độc khử trùng trên địa bàn các thôn bắt đầu từ ngày 01/03/2019-5/03/2019 ở các tuyến đường liên xã, thôn xóm và những hộ chăn nuôi.

4. Giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm

- Tổ chức củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh đến thôn, xóm, hộ chăn nuôi, kịp thời phát hiện sớm dịch bệnh ngay khi mới xảy ra ở diện hẹp. Giao trách nhiệm cho trưởng, phó các thôn trong việc giám sát dịch bệnh tại thôn, cùng với Ban chăn nuôi thú y xã kịp thời phát hiện dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh dịch bệnh.

- Xã Phối hợp với Chi cục Thú y, lấy mẫu kiểm tra định kỳ để chủ động phát hiện kịp thời sự lưu hành của virus Cúm gia cầm, virus gây bệnh dịch tả lợn Châu phi, vius gây bệnh LMLM gia súc, vius gây bệnh Tai xanh ở lợn của xã và tổ chức các đợt giám sát sau tiêm phòng để xác định mức độ bảo hộ của vắc xin phòng bệnh.

- Kiểm tra lấy mẫu chẩn đoán xét nghiệm khi có gia súc, gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân để kịp thời chẩn đoán và xác minh dịch bệnh và áp dụng ngay các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp, không để lây lan ra diện rộng.

- Trang bị phòng hộ an toàn cho người tiếp xúc, làm việc trong khu vực nghi bị dịch, những người tham gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Lấy mẫu kiểm tra định kỳ lấy mẫu giám sát hiệu quả sau tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm 02 lần trong năm sau mổi đợt tiêm phòng chính.

5. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y

- Căn cứ vào mức độ, quy mô, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh Ban chỉ đạo tiêm phòng và phòng chống dịch gia súc gia cầm báo cáo lên cấp trên ban hành Quyết định công bố dịch đồng thời thực hiện đầy đủ, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch theo Luật Thú y. Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

- Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Cán bộ Thú y phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại gốc để kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Khi có dịch xảy ra

Khi có dịch xảy ra căn cứ vào mức độ, quy mô, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh có trong danh mục các bệnh phải công bố dịch. Ban chỉ đạo tiêm phòng và phòng chống dịch gia súc gia cầm xã báo cáo Chi cục Thú y thuyện  để ban hành Quyết định công bố dịch theo Luật Thú y số 79/2015/QH13ngày 19/06/2015 và thực hiện đầy đủ, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch theo Thông tư 07/TT-BNNPTNT ngày 31/05/2016 của Bộ NN&PTNT về quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và Thông tư số 04/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ NN&PTNT về quy định phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

7. Thông tin và báo cáo

- Duy trì đường dây nóng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của huyện để kịp thời tiếp nhận, giải quyết các thông tin về tình hình dịch bệnh.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, khai báo, cung cấp thông tin dịch bệnh. Định kỳ báo cáo tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm về  BCĐ tiêm phòng và phòng chống dịch gia súc, gia cầm xã để xã tổng hợp báo cáo huyện

 8. Thanh kiểm tra công tác phòng chống dịch

- Giao Ban nông nghiệp chủ trì phối hợp với Công an xã, Thú y xã … thành lập đoàn kiểm tra thường xuyên các hoạt động chăn nuôi, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong thú y và công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

- Cương quyết xử lý những trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

9. Chuẩn bị vật tư, hóa chất phòng, chống dịch

- Chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, hóa chất, vắc xin dự phòng phục vụ cho công tác bao vây, khống chế khi có tình huống dịch bệnh xảy ra theo quy định của Luật Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kiện toàn ban chỉ đạo tiêm phòng và phòng chống dịch gia súc, gia cầm xã, Xây dựng Kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, tổ chức Hội nghị triển khai. Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện trên địa bàn xã,

theo dõi tổng hợp, đánh giá kết quả công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm.

2. Tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm để nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bênh gia súc, gia cầm hiệu quả,

          3. Tăng cường kiểm tra, việc tổ chức thực hiện công tác tiêm phòng và phòng chống dịch động vật. Sử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

          4. Chỉ đạo 6 thôn tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm; phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi ,tổ chức vệ sinh tiêu  độc khử trùng theo quy định;

5. Thống kê đàn gia súc, gia cầm của địa phương chính xác; thông báo trước cho người chăn nuôi kế hoạch tiêm phòng để hộ chăn nuôi chủ động nhốt gia súc, gia cầm, tham gia bắt giữ gia súc gia cầm trong quá trình tổ chức tiêm phòng.

6. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người chăn nuôi tự giác chấp hành và thực hiện tiêm phòng và phòng chống dịch, hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi an toàn, dấu hiệu để phát hiện dịch bệnh, biện pháp an toàn khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm để người dân tự bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng và chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

 7. Xử phạt nghiêm chủ gia súc, gia cầm không thực hiện tiêm phòng bắt buộc theo Nghị định 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y, giống vật nuôi,

8. Định kỳ, đột xuất báo cáo tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn , về UBND xã để chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch.

Nơi nhận:                                                                    KT. CHỦ TỊCH

- TT. Đảng ủy, (b/c);                                                                         PHÓ CHỦ TỊCH

- Các thành viên BCĐ (t/h);

- Đài truyền thanh xã;

- Đồng chí thôn trưởng(t/h);

- Lưu vp,                                                                                              

                                                                            Hồ Xuân Trường

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
513148

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289